Photpho là khoáng chất nhiều thứ 2 trong cơ thể chỉ đứng sau Canxi tham gia vào các quá trình như lọc các chất cặn bã, sửa chữa các mô và tế bào bị tổn thương…Và cơ thể chỉ có thể thu nạp khoáng chất này từ bên ngoài qua đường ăn uống. Vậy hãy cùng Olakamy tìm hiểu xem vai trò của photpho trong cơ thể là gì? Làm sao để bổ sung đủ lượng photpho cơ thể cần?
Photpho là gì?
Photpho (Phosphor, có ký hiệu P và số nguyên tử 15) là một phi kim đa hóa trị trong nhóm nitơ, phosphor chủ yếu được tìm thấy trong các loại đá phosphat vô cơ và trong các cơ thể sống.
Khoảng 70-80% Phospho của cơ thể kết hợp với canxi để giúp hình thành xương và răng, 10% được thấy trong cơ bắp và khoảng 1% ở trong mô thần kinh. Phần còn lại được thấy trong các tế bào khắp cơ thể, nơi chúng được sử dụng chủ yếu để lưu trữ năng lượng.
Phospho là một chất có vai trò quan trọng trong nhiều các quá trình chuyển hóa của cơ thể, chẳng hạn như quá trình sinh tổng hợp các chất cơ bản của cơ thể như protein, carbohydrate, phospholipid màng tế bào, DNA, RNA, trong sản sinh năng lượng (dưới dạng ATP), co cơ, điều hòa nhịp tim, dẫn truyền thần kinh, sự tạo xương, duy trì sự cân bằng acid-base của cơ thể, …
Vai trò của photpho trong cơ thể
Phospho tham gia hình thành xương, răng
Theo nghiên cứu về vai trò và tiềm năng trong quá trình phát triển và tái tạo xương, răng và các cấu trúc hỗ trợ của phospho, 85% hàm lượng phospho trong cơ thể nằm trong xương và răng. Cùng với calci, việc hấp thu và sử dụng chúng giúp cho răng của bạn chắc khỏe và hạn chế một phần nguy cơ mắc các bệnh về xương, răng miệng.
Phospho giúp điều hòa nhịp tim
Theo nghiên cứu về mối quan hệ giữa nồng độ phốt pho huyết thanh với khối lượng thất tráng và tỷ lệ suy tim trong cộng đồng của tiến sĩ Ravi Dhingra đã chỉ ra rằng, nếu hàm lượng phospho trong máu cao sẽ làm cho các mạch máu bị tắc nghẽn do lắng đọng khoáng chất, dẫn đến các vấn đề về tim.
Giống như tất cả các cơ quan khác, tim cần năng lượng từ phospho để hoạt động. Với vai trò là một chất điện giải, phospho giúp tạo ra các xung điện trong tim, giúp tim co bóp, bơm máu một cách bình thường. Bên cạnh đó, sự vận hành ổn định của tim còn phụ thuộc vào lượng calci trong máu và sự cân bằng kiềm – toan, do đó nếu thiếu hoặc thừa phospho, những nhân tố trên sẽ không còn được duy trì ở mức bình thường và gián tiếp ảnh hưởng đến nhịp tim, gây ra các bệnh lý nguy hiểm đến tim.
Phospho giúp cơ bắp mạnh khỏe, giảm chuột rút, đau cơ sau khi luyện tập.
Phospho là thành phần chủ đạo trong các hợp chất cao năng lượng, đóng vai trò cần thiết cho sự vận động của các cơ bắp trong cơ thể. Trong quá trình vận động và tập luyện, sự co cơ làm sản sinh acid lactic, gây ra sự đau mỏi cơ và chuột rút. Lúc này, phospho hoạt động như một chất trung hòa acid, làm giảm đau, nhanh hồi phục, đồng thời giúp cải thiện sức bền các khối cơ.
Tham gia vào các quá trình sinh tổng hợp các chất cơ bản của cơ thể
– Tham gia tổng hợp nên ADN, ARN, xương, răng, màng tế bào.
– Tham gia dẫn truyền xung thần kinh.
– Hoạt hóa enzyme.
– Thành phần của phân tử mang năng lượng ATP, giúp cho các tế bào hoạt động.
– Tham gia vào quá trình lọc và loại bỏ các chất thải từ thận.
– Giúp cho các loại vitamin như vitamin B, vitamin D và khoáng chất như magie, kẽm, iod được hấp thu hiệu quả.
Biểu hiện khi cơ thể thiếu & thừa photpho
Biểu hiện khi thiếu photpho
– Đau & sưng khớp– Thiếu sức sống– Yếu xương và răng– Chán ăn– Tê ngứa tay chân
Biểu hiện khi thừa photpho
– Buồn nôn, tiêu chảy
– Chuột rút cơ bắp hoặc co thắt
– Tê và ngứa ran quanh miệng
– Đau xương khớp, luôn cảm giác bị đau tê
– Xương yếu, không còn chắc khỏe
– Phát ban, nổi mẩn đỏ
– Ngứa da
Khuyến nghị nhu cầu photpho cần thiết cho cơ thể
Lượng phospho khuyến nghị đối với mỗi người phụ thuộc vào lứa tuổi. Người lớn cần ít phospho hơn trẻ từ 9-18 tuổi nhưng cần nhiều hơn so với trẻ em dưới 8 tuổi. Viện Linus Pauling đã đưa ra bảng nhu cầu khuyến nghị đối với lượng phospho tiêu thụ hàng ngày như sau:
- Người lớn (trên 19 tuổi): 700mg
- Trẻ em (0-6 tháng tuổi): 100mg; Trẻ em (7-12 tháng tuổi): 275mg; Trẻ em (1-3 tuổi): 460mg; Trẻ em (4-8 tuổi): 500mg; (9-18 tuổi): 1250mg.
Hiện nay tỷ lệ thiếu phospho là rất ít, hầu hết mọi người đều có thể bổ sung đủ lượng phospho cần thiết thông qua chế độ ăn. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem những thực phẩm nào giàu photpho để có thể bổ sung hàng ngày.
9 loại thực phẩm giàu photpho
1. Gà tây giúp bổ sung phốt pho hàng đầu: Đứng đầu danh sách có thể kể đến là gà đặc biệt là gà tây với khoảng 300 mg (chiếm hơn 40% nhu cầu hàng ngày) photpho trong mỗi 140 gram gà. Nếu như rang bảo quản được hàm lượng photpho thì khi đun sôi làm giảm khoảng 25% lượng phốt pho ban đầu.
2. Thịt lợn: Trong 85 gram thịt lợn chiếm khoảng 25-32% lượng phốt pho khuyến cáo mỗi ngày. Sườn lợn chứa lượng phốt pho ít nhất, trong khi thịt lợn thăn chứa nhiều nhất. Nấu ăn bằng nhiệt khô bảo tồn 90% phốt pho, trong khi đun sôi có thể làm giảm mức độ phốt pho khoảng 25%.
3. Thịt nội tạng: Thịt nội tạng (não và gan) là thực phẩm bổ sung phốt pho tuyệt vời và khả năng hấp thụ của chúng cũng cao. Ví dụ trong 85 gram não bò chiên xào chứa gần 50% lượng photpho khuyến nghị cho người lớn. Gan gà chứa 53% hàm lượng khuyến cáo trên 85 gram
4. Hải sản: Mực nang là nguồn phong phú nhất, cung cấp 70% hàm lượng photpho khuyến cáo trong một khẩu phần nấu khoảng 85 gram. Một số loại hản sản khác cũng bổ sung phốt pho cho cơ thể như: Cá chép, sò, cá hồi, cá thu, cua, tôm,…
5. Sữa: Chỉ 28 gram phô mai chứa 213 mg phốt pho (khoảng 30% khuyến nghị), và một cốc (245 gram) sữa chứa 35% phopho khuyến nghị. Các sản phẩm sữa ít béo và không béo, như sữa chua và phô mai, bổ sung phốt pho nhiều nhất, trong khi các sản phẩm sữa nguyên chất chứa ít nhất.
6. Hạt hướng dương và bí ngô: Khoảng 28 gram hạt hướng dương rang hoặc hạt bí ngô chứa khoảng 45% lượng phốt pho được khuyến cáo.
7. Quả hạch: Hầu hết các loại hạt đều bổ sung phốt pho đủ cho cơ thể, nhưng quả hạch đứng đầu danh sách. Trong 67 gram quả hạch cung cấp hơn 2/3 lượng phopho khuyến nghị cho người lớn. Các loại hạt khác chứa ít nhất 40% hàm lượng photpho cần thiết trên mỗi 60-70 gram bao gồm hạt điều, hạnh nhân, hạt thông và quả hồ trăn.
8. Ngũ cốc: Nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt chứa phốt pho, bao gồm lúa mì, yến mạch và gạo. Lúa mì nguyên chất chứa nhiều phốt pho nhất (291 mg hoặc 194 gram mỗi cốc nấu chín), tiếp theo là yến mạch (180 mg hoặc 234 gram mỗi cốc nấu chín) và gạo (162 mg hoặc 194 gram) mỗi cốc nấu chín.
9. Đậu nành: Đậu nành có thể được làm gia vị, rang và thưởng thức như một món ăn nhẹ giòn ngon cung cấp hơn 100% hàm lượng photpho cần thiết trên mỗi 172 gram. Hầu hết các sản phẩm làm từ đậu nành như đậu phụ và sữa đậu nành, không phải là nguồn phốt pho tốt, chứa ít hơn 20% hàm lượng photpho trên mỗi khẩu phần.
Trên đây là những kiến thức hữu ích về loại khoáng chất quan trọng thứ 2, photpho. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu những kiến thức về sức khỏe. Đừng quên ủng hộ Olakamy bằng các sản phẩm vitamin tổng hợp từ thiên nhiên phía dưới nhé.